Điện mặt trời “tự sản, tự tiêu” tạo cạnh tranh xanh cho doanh nghiệp

YoutubeSubscribe Youtube YoutubeFollow Us On Facebook

Hotline 0937 757 479

Sales 0896 622 606

Sales 0937 732 030

Kỹ thuật 0896 447 272

Điện mặt trời “tự sản, tự tiêu” tạo cạnh tranh xanh cho doanh nghiệp
Ngày đăng: 20/07/2023 - 456 Lượt xem

Tại Hội thảo chia sẻ kinh nghiệm phát triển ứng dụng điện mặt trời trong sản xuất công nghiệp tại Việt Nam do Hiệp hội Doanh nghiệp ngành công nghiệp hỗ trợ thành phố Hà Nội (Hansiba) tổ chức ngày 28/6, các chuyên gia, doanh nghiệp, nhà quản lý đã trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm trong phát triển ứng dụng điện mặt trời trong sản xuất công nghiệp tại Việt Nam đã nêu.  

Quản lý năng lượng hiệu quả, giảm chi phí cho doanh nghiệp

Theo các doanh nghiệp, việc trông đợi vào nguồn năng lượng điện sản xuất truyền thống từ thuỷ điện và nhiệt điện không chỉ khiến doanh nghiệp khó đáp ứng tiêu chuẩn về năng lượng xanh từ đối tác quốc tế, mà nếu xảy ra sự cố thiếu điện thì sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng, thời gian sản xuất và tiến độ giao hàng.

Do vậy, việc xoay chuyển theo hướng bổ sung nguồn năng lượng từ năng lượng tái tạo như mặt trời, gió. Trong đó, năng lượng điện mặt trời hiện đang được quan tâm nhiều nhất bởi yếu tố thuận lợi dễ triển khai lắp đặt ngay trên máy nhà xưởng, nhà để xe, đất trống trong các khu công nghiệp.

Giám đốc phát triển kinh doanh Công ty TNHH GreenYellow Việt Nam (Thành viên Tập đoàn năng lượng châu Âu GreenYellow) Lê Anh Tuấn cho biết, một chương trình quản lý năng lượng hiệu quả sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm tới 25% chi phí, giảm phát thải các bon từ 7-20%. Vì thế, doanh nghiệp đang cung cấp các sản phẩm và giải pháp về năng lượng với việc vận hành và bảo trì miễn phí, dựa trên những giải pháp thông minh để vận hành và giám sát tiết kiệm năng lượng.

Tổng Giám đốc Công ty TNHH Dụng cụ AN MI (AN MI TOOLS) Nguyễn Hồng Phong chia sẻ, trước những vấn đề về điện cho sản xuất, giai đoạn 2 phát triển nhà máy, doanh nghiệp đã sử dụng hệ thống năng lượng mặt trời 5.200m2 trên mái. Nhờ đó, có tác dụng giảm nhiệt độ trong nhà xưởng, giảm lượng điện tiêu thụ của điều hòa/ hệ thống làm mát. Đồng thời, hệ thống năng lượng mặt trời có công suất 730kWp/giờ, đáp ứng đủ năng lượng điện cho toàn nhà máy hoạt động trong điều kiện nắng nóng như: Sử dụng tiết kiệm điện; Tuyên truyền sử dụng tiết kiệm điện, tắt các thiết bị khi không sử dụng.

Xanh hóa tạo lợi thế

Ngành công nghiệp của Việt Nam cần nhìn vào bài học từ những nước khác trong khu vực và trên thế giới để tránh đi vào vết xe đổ và cần coi yếu tố xanh như là một điều kiện cần thiết trong phát triển công nghiệp.

Ngành công nghiệp nước ta đang chuyển hướng, ưu tiên vốn đầu tư vào lĩnh vực chế tạo, sản xuất công nghệ cao. Đây là những ngành công nghiệp có giá trị gia tăng cao, có thể kể đến sản xuất, lắp ráp thiết bị, linh kiện điện tử…

Bên cạnh đó, Chính phủ cũng cần đưa ra những chính sách khuyến khích việc đầu tư và sử dụng năng lượng tái tạo, năng lượng thay thế, như điện gió, điện mặt trời, nhiệt điện hay thủy điện. Đồng thời, đưa ra những chính sách khuyến khích việc đầu tư và sử dụng năng lượng tái tạo, năng lượng thay thế, như điện gió, điện mặt trời, nhiệt điện hay thủy điện.

Hiện nay, có nhiều đơn vị phát triển bất động sản công nghiệp chú trọng vào yếu tố về môi trường. Đầu tiên, mô hình xanh sẽ giúp doanh nghiệp kiểm soát và duy trì được hế thống kỹ thuật trong KCN.

Ví dụ, một KCN với quy mô khoảng 150-200 ha sẽ có công suất của hệ thống xử lý nước thải vào khoảng 4.000m3/ngày đêm. Hệ thống này phục vụ cho toàn bộ các nhà mày trong KCN. Trong khi đó, một nhà máy sản xuất linh kiện ô tô với quy mô khoảng 30.000 m2 đã có yêu cầu xử lý từ 300-500 tấn rác thải mỗi ngày. Lượng rác thải này chiếm đến hơn 10% công suất của hệ thống.

Để tránh việc tắc nghẽn hệ thống do quá tải, nhà vận hành tại KCN thường yêu cầu các doanh nghiệp chia sẻ về quy trình sản xuất và nguyên vật liệu đầu vào. Từ đó, chủ đầu tư có thể đánh giá mức độ phù hợp của ngành sản xuất đó tại KCN…

Thứ hai, một KCN sạch và hiện đại là một trong những phương án nhằm thu hút nguồn lao động chất lượng cao. Nhiều doanh nghiệp đang chú ý hơn đến việc phát triển đồng bộ hạ tầng nội khu và cải thiện môi trường làm việc nhằm giữ chân người lao động. Đầu tư vào hệ thống xử lý chất thải, cùng việc "xanh hoá" cảnh quan KCN sẽ giúp nâng cao chất lượng cuộc sống trong dự án.

Đây cũng là yếu tố thuyết phục các chuyên gia nước ngoài đến và làm việc tại Việt Nam.

Thứ ba, mô hình khu công nghiệp xanh đem lại lợi ích cho nhiều phía. Đứng từ góc độ của khách thuê, nhà máy đạt chứng chỉ “xanh” sẽ giúp đạt được những yêu cầu từ Chính phủ và mục tiêu phát triển bền vững. Bởi vậy, các dự án đáp ứng được tiêu chuẩn môi trường đang được nhiều nhà đầu tư quan tâm. Đây sẽ là lợi thế cạnh tranh dành cho những đơn vị phát triển bất động sản có khả năng đáp ứng được các điều kiện ngặt nghèo sau này.

Nguồn: https://www.evn.com.vn/

Chia sẻ:
0.0
Đánh giá sao
0 đánh giá
  • 5★
  • 4★
  • 3★
  • 2★
  • 1★
Gửi đánh giá của bạn
Bài viết khác:
news/news_detail